Hình tượng hoa sen đi vào đời sống với nhiều ý nghĩa và công dụng tuyệt vời. Bạn hãy cùng Sen Đại Việt tìm hiểu về cây sen – loài cây quen thuộc, tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh.

MỤC LỤC
1. Mô tả tổng quát
- Sen có tên gọi khác là quỳ, liên.
- Là một loại thực vật mọc dưới nước, thân rễ có hình trụ.
- Lá mọc lên khỏi mặt nước. Cuống của lá dài, có gai nhỏ. Phiến lá hình khiên, to có gân toả thành hình tròn.
- Hoa to, có màu đỏ hồng hoặc trắng; đều lưỡng tính.
- Đài 3-5 cm, và có màu lục.
- Tràng sen bao gồm rất nhiều cánh màu hồng hoặc trắng một phần.
- Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Gương sen là một đế hoa gồm nhiều lá noãn.
- Hạt sen chứa một hạt không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Tân sen gồm 4 lá non gập vào phía trong.
Xem ngay những đặc tính hóa hoa sen: Tại Đây
2. Phân bố
- Ở nước ta, Sen được trồng ở nhiều nơi. Loại đất có đặc điểm tự nhiên rất thích hợp cho cây sen phát triển chính là đất phèn, đất bùn.
- Miền Nam là vùng trồng sen số lượng lớn. Phải kể đến các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, Long An, An Giang….
- Ở miền Trung nổi bật nhất Sen được trồng ở Huế và trở thành đặc trưng của mảnh đất này. Ngoài ra Quảng Trị, Quảng Nam cũng có những vùng trồng nhỏ lẻ của các hộ gia đình.
- Ở miền Bắc, sen đươc trồng ở một số tỉnh như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hòa Bình…

3. Ý nghĩa
Trải dài trong nhiều thế kỷ, hình tượng hoa sen có vài trò rất quan trọng trong các công trình kiến thúc, điêu khắc và tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Trong đời sống và văn hóa của người Việt, Hoa sen được xem là loài hoa cao quý.
Chỉ có cây sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý. Là ý nghĩa về âm dương ngũ hành. Là sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.
Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài. Biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản: tính vô nhiễm, tính thanh lọc, tính thuỳ mị, tính thuần khiết và tính kiên nhẫn.
- Văn hóa tặng hoa sen của người Việt: https://www.sendaiviet.com/van-hoa-tang-hoa-sen-theo-mau-sac
4. Công dụng
Sen là cây trồng có giá trị kinh tế cao vì dễ trồng và hầu hết các bộ phận như hoa, ngó, hạt, củ, lá… đều có thể sử dụng được. Sen trồng để làm thực phẩm và chế biến thức ăn. Sen còn được trồng để phục vụ cho du lịch, nhiếp ảnh, để làm cảnh, trang trí. Ngoài ra, Sen cũng là vị thuốc quý trong Đông y để các bênh như suy nhược, an thần, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao …
Các bạn hãy cùng theo dõi thêm các bài viết của Sen Đại Việt để nắm thêm nhiều thông tin chi tiết về hoa sen bạn nhé!