Củ sen được mệnh danh là nhân sâm giá rẻ. Củ sen không những được sử dụng làm nguyên liệu để làm thuốc trong y học cổ truyền mà còn được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để chế biến nên nhiều món ăn ngon. Cùng Sen Đại Việt tìm hiểu củ sen có tác dụng gì qua bài viết này nhé.
1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram củ sen
Để hiểu về tác dụng của củ sen, hãy tìm hiểu xem thành phần dinh dưỡng của củ sen như thế nào nhé. Trong 100 g củ sen tươi sẽ có:
- Calories: 74 cal
- Chất xơ: 13%
- Vitamin C: 73%
- Không chứa cholesterol
- Giàu hàm lượng đồng và sắt
- Hàm lượng chất béo thấp
- Chứa hỗn hợp vitamin B
- Giàu chất khoáng và protein

2. Củ sen có tác dụng gì đối với sức khỏe
2.1. Củ sen có tác dụng gì? Giúp cải thiện chức năng miễn dịch
Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.
2.2. Tác dụng của củ sen giúp kiểm soát thần kinh
Trong củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.
- Bạn đã biết đến cách ngâm rượu củ sen tươi chưa? >>> Xem ngay tại đây
2.3. Tác dụng củ sen hỗ trợ điều hòa huyết áp
Sự cân bằng natri và kali ở tỷ lệ hợp lý tạo nên vị ngọt giòn của sen. Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể. Kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.
2.4. Ăn củ sen có tác dụng gì? Hỗ trợ tiêu hóa
Củ sen chứa một lượng chất xơ khá lớn. Nó giúp ruột rất tốt, nghĩa là làm cho ruột hoạt động mềm mại, uyển chuyển hơn. Nó có khả năng chữa táo bón và cho phép ruột non hấp thụ dưỡng chất qua hệ thống tiêu hóa và bài tiết. Nó kích thích nhu động cơ mềm của ruột non để đảm bảo ruột co bóp dễ dàng hơn, nhờ vậy mà ngăn ngừa bệnh trĩ.
Củ sen cũng giúp giảm lượng cholesterol trong máu cũng như giảm cân. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
2.5. Uống nước ép củ sen có tác dụng gì? Trị thiếu máu do rong kinh
Củ sen giàu sắt và đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu và tăng lưu lượng máu (thông huyết). Do đó, củ sen lưu thông mạch máu và tăng oxy cho các cơ quan phủ tạng. Nó cũng thúc đẩy các chức năng lục phủ ngũ tạng, tăng khí huyết và sức sống cho các cơ quan của cơ thể
Nước ép củ sen hay canh củ sen là phương pháp tuyệt vời để tái tạo máu ở phụ nữ khi bị rong kinh hoặc ra máu nhiều khi hành kinh. Phụ nữ nên dùng nước ép hoặc canh củ sen 3 ngày liên tục sau khi hành kinh.

2.6. Củ sen có tác dụng gì? Ngăn ngừa táo bón hoặc tiêu chảy
Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
2.7. Giúp cầm máu
Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nước ép củ sen để ngăn chặn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi.
2.8. Tác dụng củ sen tươi giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể
Củ sen mọc dưới bùn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất và nước rồi chuyển hóa thành năng lượng dưới dạng tinh bột. Y học phương Đông cho rằng củ sen là nguồn cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể.
2.9. Nước củ sen có tác dụng gì? Trị các bệnh đường hô hấp
Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Muốn có kết quả chữa bệnh tốt hơn và thức uống ngon hơn, nên ép củ sen cùng cà rốt để uống.
2.10. Tác dụng của củ sen giúp bảo vệ tim
Củ sen cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin… Nó bảo vệ tim tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.
2.11. Hỗ trợ điều hoa nhiệt độ cơ thể
Uống nước ép củ sen với cam để hạ sốt. Trà củ sen điều trị cảm lạnh hoặc ăn củ sen hầm thịt gà khi còn ấm là bài thuốc vừa ngon vừa hữu hiệu để chữa bệnh cảm lạnh, sốt.
2.12 Củ sen hỗ trợ trị mất ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, củ sen có tác dụng trong việc điều trị mất ngủ, khó ngủ, đặc biệt ở người cao tuổi và suy nhược, trầm cảm. Trong củ sen có nhiều khoáng chất như: kẽm, mangan, magie, sắt, đồng… Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm lượng cholesterol, bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng, lo lắng. Từ đó mang tới giấc ngủ ngon cho người sử dụng.
3. Một số lưu ý khi sử dụng củ sen
- Người bị tiểu đường không nên sử dụng củ sen quá nhiều và thường xuyên. Nguyên nhân là trong thực phẩm này có đến 70% là tinh bột.
- Người mắc các bệnh dạ dày, đại tràng không nên ăn nhiều củ sen để tránh chướng bụng, khó tiêu
- Nên chế biến kĩ củ sen trước khi ăn để tránh nhiễm các loại ký sinh trùng. Củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là trùng lát gừng. Khi bị nhiễm trùng lát gừng, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ vùng bụng trên, tiêu hóa không tốt, đi ngoài nhiều, phân có mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù. Vì vậy, cần nấu chín củ sen trước khi ăn.

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã được biết củ sen có tác dụng gì rồi. Hãy mang nguyên kiệu ngon, bổ, rẻ này vào các bữa ăn gia đình bạn nhé. Sen Đại Việt chúc bạn thành công với những món ăn ngon từ củ sen.
- Tìm hiểu ngay: Cách bảo quản củ sen tươi dùng quanh năm ít người biết
Sen Đại Việt – Sen của Người Việt