Ngày 31/07/2020, đại diện Công ty Cổ phần Thực phẩm Sen Đại Việt đã tham dự Tọa đàm khoa học phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp – sản phẩm sen tỉnh Đồng Tháp.
Tọa đàm khoa học do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện Tháp Mười tổ chức
Buổi Tọa đàm khoa học được tổ chức tại Văn phòng UBND huyện Tháp Mười. Ngoài đại diện của ban tổ chức, có sự tham dự của các phòng ban, tổ chức chính trị – xã hội của huyện. Có UBND các xã Mỹ Hòa, Tân Kiều và thị trấn Mỹ An. Ngoài ra, đại diện các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình kinh doanh các sản phẩm về sen tại địa phương cũng được mời tham dự
Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ một số mô hình phát triển du lịch, sản phẩm từ sen trên thế giới. Qua đó, nêu lên các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị du lịch từ lợi thế nông nghiệp, khai thác du lịch từ sen ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Huyện Tháp Mười là 1 trong 6 khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Mỗi năm, trên địa bàn huyện có gần 250 ha trồng sen. Đây được xem là thủ phủ sen. Và được tỉnh Đồng Tháp định hướng phát triển du lịch trải nghiệm, tâm linh, thiền học gắn với cây sen. Liên quan đến các sản phẩm từ sen, Tháp Mười đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu sen Tháp Mười. Hiện địa phương có 6 sản phẩm OCOP từ sen.
Sen Đại Việt là doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn tại Tháp Mười với Nhà máy hiện đại chuyên sản xuất và chế biến sản phẩm từ cây sen
Đến dự buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Công ty đã có phát biểu về tầm nhìn và chiến lược phát triển tại tỉnh Đồng Tháp. Nhà máy Sen Đại Việt đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018, HACCP vừa đi vào hoạt động. Cùng với đó sẽ thu hút 1 lượng khá đông đảo nhân lực tại địa phương.
Mong muốn của Sen Đại Việt không những là mang những sản phẩm sen sạch nhất, ngon nhất đến với người tiêu dùng và bạn bè quốc tế. Mà còn góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao trình độ lao động cho người dân địa phương.
Với tầm nhìn xuất khẩu sản phẩm chủ lực của địa phương đi quốc tế. Trước mắt là các thị trường châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản. Sen Đại Việt rất mong chính quyền địa phương hỗ trợ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ liên kết vùng nguyên liệu với người dân. Đảm bảo đầu vào ổn định về số lượng và chất lượng để cam kết với đối tác. Từ đó, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện nhà nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Kết thúc buổi tọa đàm, đại diện Sen Đại Việt cũng đã có những chia sẻ với phóng viên các báo đài về hành trình cùng cây sen và cơ duyên đầu tư đến Tháp Mười, Đồng Tháp.

Buổi Tọa đàm khoa học kết thúc tốt đẹp. Hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đầu tư và phát triển cho doanh nghiệp; cũng như chính quyền, người dân địa phương.
Sen Đại Việt – Sen của người Việt